10 yếu tố thành công quan trọng khi làm ngành F&B

Critical success factors (CSF) hay được hiểu là các yếu tố thành công quan trọng của ngành F&B nói chung, của một FnB concepts hoặc F&B chains nói riêng là gì? Và nếu phải xếp thứ tự quan trọng hoặc lượng hóa % (ước tính) cho từng yếu tố.
Các yếu tố thành công quan trọng khi làm ngành F&B là gì?
Có 10 yếu tố cốt lõi chính:

• Yếu tố thứ 1

Xác định được tư duy về Quản trị (tầm nhìn và trị kỹ), tư duy Quản lý (tính hệ thống, sự nhất quán về vận hành, kiểm soát, áp dụng chặc chẽ PDCA...), trong khi 02 Tư duy trên hoàn toàn khác nhau, không thể thay thế hoặc giẫm đạp, chồng chéo lên nhau, nhưng luôn cần được bổ trợ/hỗ trợ cho nhau. Nói một cách dễ hình dung, một Bếp trưởng giỏi rất khó để trở thành một Ông chủ lớn của ngành FnB (rất hiếm người làm tròn vai cả 2 vị trí), một Ông chủ lớn ... không biết nấu ăn cũng là chuyện rất bình thường. Nhưng khi cả 2 gặp nhau và cùng hợp tác tốt với nhau thì sự thành công của Thương hiệu, hệ thống ... là điều phổ biến.

• Yếu tố thứ 2

Hiểu được Bản chất lẫn Bản sắc của ngành FnB. Người ta không thể thành công khi mơ hồ hoặc không hiểu đúng và đủ về bất cứ ngành nghề nào. Ngành FnB là một ngành nghề khó, bởi vừa phải giữ được bản sắc của nó, vừa phải biết thay đổi khi thị trường thay đổi, vừa phải tuân thủ các tiêu chuẩn của ngành, nhưng lại phải có các ý tưởng sáng tạo mới để thu hút khách hàng.

• Yếu tố thứ 3

Hiểu được nhu cầu thị trường và đáp ứng được đúng nhu cầu của thị trường ( bán thứ khách hàng muốn - không bán thứ mình thích). Đồng thời phải phán đoán được xu hướng thay đổi của thị trường, đâu là concepts Trendy, đâu là concepts Standards.

• Yếu tố thứ 4

Mô hình kinh doanh cạnh tranh, phải biết rõ mình sẽ phải cạnh tranh bằng gì? Chiến lược giá? Chiến lược sản phẩm? Yếu tố dịch vụ? Yếu tố trải nghiệm? Yếu tố khác biệt / tính duy nhất?

• Yếu tố thứ 5 

Địa điểm kinh doanh, phương thức kinh doanh. Khi Thế giới đối diện với đại dịch, hành vi tiêu dùng của Khách hàng dần thay đổi, kết hợp với việc chuyển đổi số, nên phương thức kinh doanh không còn chỉ là offline tại các cửa hàng vật lý, mà kinh doanh online càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, nên tương lai - Location không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu như trước đây, mà việc áp dụng các giải pháp công nghệ phục vụ cho phương thức KD online sẽ lên ngôi.

• Yếu tố thứ 6 

Dịch vụ Trải nghiệm khách hàng: Khái niệm Customer Service ngày càng mờ nhạt bởi sự thay thế của khái niệm Customer Experience, bởi khi thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Khi bạn làm khách hàng hài lòng cũng chính là tăng khả năng họ trở thành khách hàng trung thành. Điều này giúp bạn tăng doanh thu hơn bao giờ hết khi niềm tin đã được xây dựng của khách hàng dành cho thương hiệu.

• Yếu tố thứ 7

Chiến lược nguồn nhân lực: Dù thế giới có phát triển đến đâu đi nữa, bao ngành nghề có thể tự động hóa, thì với ngành FnB là một Ngành dịch vụ trải nghiệm Khách hàng, nên mọi hệ thống máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế con người, đặc biệt: Thái độ và Kỹ năng là chìa khóa để chinh phục khách hàng.

• Yếu tố thứ 8 - Câu chuyện Thương hiệu


• Yếu tố thứ 9: Hiểu được ngành FnB cần được Marketing như thế nào?


• Yếu tố thứ 10 - Tài chính - Kế toán:

Về cơ bản, mọi doanh nghiêp kinh doanh thành công sẽ đạt được ba điều sau: 1. Đạt lợi nhuận kỳ vọng (hợp lý) ; 2. Dòng tiền lành mạnh, sự luân chuyển tốt, sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp với các chiến lược mở rộng, M&A; 3. Có giá trị nội tại quy đổi từ tương lai cao hơn nhiều lần so với giá trị sổ sách.

Đạt được kết quả tích cực từ thị trường bên ngoài cho đến nội lực bên trong, từ chiến lược cho đến thực thi đều phải quy đổi ra giá trị tài chính. Cụ thể là bằng tiền. Tài chính chịu trách nhiệm dẫn dắt cho các kế hoạch tăng trưởng của DN. Đây chính là thước đo của một CEO giỏi khi có khả năng nâng cao giá trị nội tại công ty. Tuy nhiên, vai trò dẫn dắt của Tài Chính Doanh Nghiệp ngành FnB tại Việt Nam là cực kỳ hạn chế. Các Doanh nghiệp chủ yếu lo vận hành hơn là tầm chiến lược, ở cấp tập đoàn hoặc Quỹ đầu tư tại Việt Nam thì CFO lo chạy tiền đã hết thời gian, rất hiếm CFO biết xây dựng project cashflow phù hợp với đặt thù ngành FnB, nên việc xung đột lợi ích, quyền hạn giữa Founder và các Nhà đầu tư khá phổ biến.

Tóm lại: CSF của việc xây dựng một concept hoặc một chain F&B không chỉ dựa vào kinh nghiệm của 1 cá nhân hoặc một quan điểm đã thành công của một vài thương hiệu ở một thị trường truyền thống. Mà nó là một tổ hợp cấu trúc của rất nhiều thành tố trong một hệ sinh thái FnB, bao gồm sự hữu cơ giữa khách hàng, sản phẩm, môi trường, và văn hoá, sao cho nó vừa không xung đột với thói quen tiêu dùng cũ của khách hàng mục tiêu, vừa đồng thời phải có các yếu tố Introduce & Education để tạo dựng nên hành vi và nhu cầu tiêu dùng mới.

Nên nếu phải xếp thứ tự quan trọng hoặc lượng hóa % (ước tính) cho từng yếu tố là điều rất khó vì nó tùy thuộc rất nhiều vào Tầm nhìn, định hướng, chiến lược, mục đích lẫn các tố Nội - Ngoại lực của từng doanh nghiệp (hoàn toàn không thể giống nhau)

Chia sẻ từ anh Trần Khải Minh Nhật
0 Nhận xét